Con chính là tài sản vô giá của tất cả các bậc phụ huynh. Vậy nên bố mẹ nào cũng muốn nuôi dạy con mình lớn lên ngoan ngoãn và thông minh. Hãy cùng Học viện Foco tìm hiểu cách dạy con ngoan và thông minh dưới đây nhé!
CÁCH NUÔI DẠY CON NGOAN
1. Rèn tính trung thực cho trẻ
Cách tốt nhất để khuyến khích dạy con sự trung thực là bản thân bạn phải trở thành một người trung thực trước tiên. Con bạn luôn lấy những hành động của bạn để làm bản thân mô phỏng theo, vì vậy điều quan trọng là bạn phải cố gắng tránh bất kỳ hình thức lừa dối nào, ngay cả hành động tưởng như vô hại. Hãy để con bạn nghe thấy bạn luôn nói thật với những người lớn khác.
Trong trường hợp con bạn lỡ nói dối, đừng phản ứng thái quá. Thay vào đó, hãy giúp con mình tìm cách nói ra sự thật. Giúp con nhận ra rằng ngay cả khi trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc vui vẻ cho mọi người nhưng nếu con nói sự thật thì con sẽ luôn cảm thấy tốt hơn và được mọi người yêu quý.
2. Dạy con cách đối xử công bằng với mọi người
Hãy dạy con cách nói lời xin lỗi khi làm điều gì đó có lỗi với người khác. Nói “Tôi xin lỗi” là điều khá dễ dàng đối với một đứa trẻ và nó giúp trẻ hiểu ra lỗi sai mà không buộc trẻ phải suy nghĩ quá nhiều. Việc để một đứa trẻ hiểu ra lỗi lầm của mình và tự giác chủ động sửa đổi sẽ giúp trẻ hiểu biết và hiểu, nhớ sâu hơn là khi bắt buộc chúng phải sửa đổi.
Nếu bạn biết rằng con bạn đã có hành động xấu với ai đó, hãy giúp trẻ nghĩ ra cách để đền bù và sửa lỗi với người đó. Bạn có thể gợi ý cho con bạn rằng bé có thể vẽ một bức tranh cho em gái mình sau khi trêu chọc cô ấy cả ngày. Bằng cách khuyến khích con bạn làm những cử chỉ như vậy, bạn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử công bằng với mọi người.
3. Tạo dựng sự quyết tâm cho con
Sự quyết tâm là điều mà bạn có thể dạy cho con từ khi còn rất nhỏ, điều mà rất có ích cho tương lai của trẻ. Cách dễ dàng nhất để tăng ý chí quyết tâm của trẻ chính là tránh khen ngợi quá mức và cung cấp cho trẻ những phản hồi chân thực một cách nhẹ nhàng.
Hãy khuyến khích trẻ làm những việc không dễ dàng và khen ngợi chúng vì sự chủ động của chúng. Điều đó sẽ khiến chúng vượt qua giới hạn của bản thân. Sau khi trẻ hoàn thành, hãy động viên trẻ rằng “Làm tốt lắm, bố/mẹ biết rằng điều đó thực sự khó khăn với con!”, khi đó trẻ sẽ biết rằng sự nỗ lực của mình đã được công nhận và càng trở nên quyết tâm hơn để tiếp tục cố gắng.
4. Dạy con biết để ý đến cảm xúc của người khác
Hãy chia sẻ, tâm sự và dạy cho trẻ biết cách đặt mình vào vị trí của người khác. Hãy để cho trẻ thấy rằng nếu trẻ đặt mình vào vị trí người khác thì mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp biết bao. Theo thời gian, ngay cả một đứa trẻ nhỏ cũng thấy rằng những lời nói hoặc hành động của bản thân có thể khiến người khác mỉm cười hoặc cảm thấy tốt hơn. Và mỗi khi đứa trẻ tử tế với người khác, thì người đó cũng sẽ đối xử tốt lại với đứa trẻ này.
5. Dạy trẻ để có tâm hồn tràn đầy tình yêu thương
Hãy để con bạn thấy bạn thể hiện tình yêu thương và tình cảm của bạn đối với những người xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Hãy ôm chồng, bạn bè, chị em của mình khi bọn trẻ ở xung quanh. Nuôi dạy con của bạn về việc bạn yêu quý và biết ơn ông bà, cô chú, anh chị của trẻ như thế nào.
Đặc biệt là bạn hãy thường xuyên thể hiện tình yêu thương của mình đến con cái. Hãy dành thời gian để thể hiện tình yêu thương con cái từ những điều nhỏ nhất như để lời nhắn trên giấy nhớ nhắc con ăn uống đúng giờ, những lời yêu thương mỗi sáng bé thức giấc và lời chào tạm biệt ngọt ngào mỗi khi ra khỏi cửa,… Đừng để sự bận rộn, vội vàng của cuộc sống làm bạn quên đi mất những lời yêu thương dành cho con mình.
Xem thêm: Bật mí cách nuôi con 1 tháng tuổi để trẻ khỏe mạnh
CÁCH NUÔI DẠY CON THÔNG MINH
1. Nói chuyện nhiều với trẻ
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trẻ càng được trò chuyện nhiều trong thời thơ ấu thì càng có vốn từ vựng tốt, biết cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, trở nên nhạy bén hơn trong quá trình học hỏi về sau. Không có cách nào dạy con thông minh đơn giản hơn là nói, nói và nói với trẻ càng sớm càng tốt. Bạn cũng có thể đọc sách cho con nghe. Hãy bắt đầu đọc sách cho trẻ ngay cả khi trẻ chưa biết chữ. Hãy cố gắng trả lời mọi thắc mắc của trẻ.
Khi trẻ chưa biết nói, cha mẹ cũng cần liên tục chuyện trò, để trẻ có thể nhìn thấy mẹ phát âm như thế nào. Hãy chia sẻ cùng con về mọi thứ trong cuộc sống xung quanh. Ví dụ: “Đây là con cá”, “Đây là quả táo. Quả táo có màu đỏ”…
2. Hãy tương tác với con
Theo các nhà khoa học quan sát và chứng mình thì những đứa trẻ không được ôm ấp, yêu thương và gần gũi bố mẹ hầu như không phát triển não bộ. Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tương tác như ôm ấp, chơi và nói lời yêu thương với con giúp phát triển trí tuệ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trẻ. Việc tương tác nhiều với con sẽ khiến cho con bạn phát triển nền tảng tư duy một cách tốt nhất.
3. Tạo cơ hội cho trẻ đi và nhìn nhiều hơn
Hãy dắt trẻ đi đến những nơi có bầu không khí trong lành, nhiều cây xanh như công viên, khu vui chơi,… điều này không chỉ giúp trẻ được hòa nhập với thiên nhiên mà còn là cơ hội mẹ giới thiệu đến con những điều mới mẻ trong cuộc sống.
Mẹ có thể để con tự do chạy nhảy và khám phá mọi thứ xung quanh trong tầm kiểm soát của mình và sau đó hỏi xem con đã quan sát được những gì. Mẹ hãy đóng vai là một cô giáo, chỉ cho con mọi thứ chúng cần biết về xã hội, thế giới xung quanh. Chỉ cần cha mẹ để tâm, nghe và nói cùng trẻ thì trẻ sẽ nhanh chóng có được vốn từ phong phú. Ngoài ra quá trình vui chơi ngoài trời, tìm hiểu mọi thứ một cách thực tế sẽ giúp cho trí não của trẻ phát triển tốt hơn.
4. Khuyến khích trẻ tập thể dục
Những bài thể dục rèn luyện sức khỏe không chỉ khiến trẻ khỏe mạnh mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh. Các bài thể dục sẽ giúp điều hòa lượng máu lên não và tái tạo các tế bào não. Việc tập luyện tốt sẽ có lợi cho sự phát triển não bộ lâu dài của trẻ trong tương lai.
5. Rèn luyện khả năng nghe nhạc
Cho trẻ nghe nhạc thường xuyên cũng chính là cách giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe, cảm nhận giai điệu và phát âm của mình. Âm nhạc góp phần kích thích não bộ của trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ, đồng thời giúp trẻ phát triển bán cầu não phải.
6. Hạn chế tivi và các thiết bị di động, điện tử
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em dưới 2 tuổi không nên xem truyền hình, và trẻ em từ 2 tuổi trở lên không dùng quá 2 giờ cho tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Nếu như để con tiếp xúc với các thiết bị điện tử trên thì cha mẹ nên chọn lọc những chương trình phù hợp với độ tuổi của trẻ, xem cùng trẻ và trò chuyện về nội dung của những bộ phim hoạt hình, bài học rút ra thay vì chỉ mở tivi hoặc đưa cho con chiếc điện thoại di động với mục đích giữ cho trẻ chịu ngồi yên.