Bật mí cách nuôi con 1 tháng tuổi để trẻ khỏe mạnh

Nội dung bài viết

Thời kỳ 1 tháng tuổi chính là thời kỳ chuyển hóa quan trọng nhất của trẻ. Vậy phải làm thế nào để có thể chăm sóc trẻ khỏe mạnh một cách dễ dàng? Các mẹ hãy cùng Học viện Foco tham khảo cách nuôi con 1 tháng tuổi dưới đây nhé!

Cách nuôi con 1 tháng tuổi để trẻ khỏe mạnh

DINH DƯỠNG CHO BÉ

Nguồn dinh dưỡng duy nhất đối với bé lúc này chính là sữa mẹ, sữa mẹ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Do đó, người mẹ không nên kiêng khem và cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để có nguồn sữa chất lượng cho bé.

Hãy cho bé bú ngay sau khi sinh 30 phút để sớm có sữa non và trong vài tuần đầu sau sinh bé bú rất nhiều và đòi bú liên tục vì vậy mẹ không nên để mỗi cữ bú cách nhau quá lâu. Bé sẽ cần khoảng 150ml sữa/kg mỗi ngày nên các mẹ chú ý đừng ép bé bú quá nhiều nhé!

Hãy làm cho bé dễ chịu trước khi bú bằng cách thay tã, vệ sinh sạch sẽ và vỗ lưng cho bé ít nhất 1 lần khi cho bú. Sau khi bú xong, các mẹ hãy giữ bé trên vai và vuốt lưng cho bé.

Các bé rất hay ngủ gật khi bú nên lúc cho con ti, mẹ hãy nói chuyện với con, vân vê mấy ngón tay, nắn chân,… Như vậy sẽ giữ cho con đủ tỉnh táo bú trọn vẹn cữ, tránh ti vặt. Còn nếu bé bú bình thì không nên dốc ngược bình hay lắc để làm sữa chảy nhanh.

Nếu các mẹ ít sữa thì chú ý 6 tuần sau sinh là giai đoạn kích sữa tốt nhất. Vậy nên các mẹ hay tham khảo các mẹo kích sữa sau: 

  • Massage và hút sữa theo cữ, hút thêm sau cữ ti của con.
  • Uống đủ nước ấm và sữa tầm 2,5-3 lít mỗi ngày.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm lợi sữa.

VỆ SINH CHO BÉ

Vệ sinh cho bé

Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sạch sẽ trước khi đụng chạm tới bé.

Cần thường xuyên thay tã và vệ sinh sạch sẽ và xem xét phân của bé xem có tốt không

Khi tắm cho bé phải giữ nước ấm đúng nhiệt độ khoảng 37-40 độ C, tắm nhanh và lau khô cho bé kịp thời. Trong khi tắm cần tránh gió lùa và chăm sóc phần rốn cho bé đúng cách.

Tránh cho bé tiếp xúc với các nguồn không khí ô nhiễm như khói thuốc, bụi, sơn,…

CHĂM SÓC RỐN CHO BÉ

Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên cần được chăm sóc tốt để đảm bảo rốn rụng một cách tự nhiên. Nếu sơ ý, rốn của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất dễ bị nhiễm trùng. Do đó, bạn cần giữ cho rốn của trẻ luôn khô và sạch sẽ nhất có thể và hãy nhớ phải rửa tay thật kỹ trước khi chăm sóc rốn cho trẻ. 

Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, bạn hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới phần rốn. Mỗi khi bạn thay một tã mới, gấp tã ở phía trên để đảm bảo rằng rốn không bị trầy xước da và lưu thông không khí.

Khi tắm, bạn tuyệt đối không được ngâm cuống rốn của trẻ trong khi tắm, bạn cần giữ cho cuống rốn của trẻ luôn được khô ráo. Không sử dụng nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.

Bạn cần phải làm sạch vùng bụng và vùng rốn của trẻ ít nhất một lần/ngày. Để làm sạch vùng rốn của trẻ, bạn nên sử dụng tăm bông được nhúng vào nước lạnh đun sôi và nhẹ nhàng vỗ nhẹ khu vực này. Điều này sẽ giúp rốn khô nhanh chóng và giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng.

Sau khi vệ sinh rốn cho trẻ, bạn cũng đừng quên lau khô khu vực rốn và xung quanh rốn với một miếng gạc sau khi làm sạch rốn (lưu ý không được sử dụng bông gòn). 

Khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé.

GIẤC NGỦ CỦA BÉ

Giấc ngủ của bé

Thời điểm này bé ngủ rất nhiều, một ngày có thể ngủ từ 16-18 tiếng. Giấc ngủ rất quan trọng nên mẹ cần cho bé ngủ đủ giấc. Quan trọng hơn là phải chú ý đến những dấu hiệu báo bé đang buồn ngủ, nếu để cơn buồn ngủ kéo dài quá lâu sẽ khiến trẻ quấy khóc.

Để trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có giấc ngủ ngon, bạn cần tạo môi trường phù hợp cho bé:

  • Để phòng ánh sáng tự nhiên, không kéo rèm vào ban ngày.
  • Tắt đèn, không nói chuyện vào ban đêm kể cả khi cho con ti hay thay tã.
  • Thường xuyên kiểm tra thay tã bỉm để tránh làm trẻ bứt rứt khó chịu. 
  • Hạn chế những tiếng động lớn xung quanh bởi trẻ còn rất nhạy cảm và hay giật mình khi bị tác động từ bên ngoài. 
  • Có thể cho bé nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc hát ru.

THAY TÃ CHO BÉ

Trẻ nên được thay từ 6 đến 8 cái tã mỗi ngày để tránh hăm tã. Thường xuyên thay tã cho bé nhất là ngay sau khi bé đi cầu. Khi thay tã phải lau sạch sẽ bộ phận sinh dục, hậu môn, các kẽ bẹn và hai mông, sau đó thoa phấn dành cho trẻ và mặc tã mới vào.

Phân của bé trông khá hơn những ngày vừa mới sinh, có màu vàng xanh, ít nhớt hơn và mềm hoặc hơi lỏng.

Nếu bé bị hăm tã, bạn phải vệ sinh sạch sẽ phần dưới của bé bằng nước và sữa tắm, sau đó để hở phần dưới không mặc tã cho thoáng khí và khô ráo. Lúc này có thể bạn nên thay tã giấy bằng bằng tã vải trong vài ngày.

Xem thêm: Cách nuôi dạy con ngoan và thông minh

NÊN DẠY TRẺ 1 THÁNG TUỔI NHỮNG GÌ?

Sau khi sinh được 2 tuần tuổi các giác quan của bé đã bắt đầu hoàn thiện dần, vận động của cơ thể cũng trở nên linh hoạt hơn và tự chủ hơn. Vậy trong quá trình chăm sóc, ta nên dạy bé 1 tháng tuổi những gì?

  • Các mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ để phát triển thính giác cũng như tích lũy vốn từ phong phú cho kỹ năng giao tiếp sau này.
  • Để giúp bé phát triển thị giác mẹ nên cho bé quan sát nhiều đồ vật, tập cho bé biết cách nhìn theo bằng cách di chuyển một cách thật chậm rãi.
  • Mặc dù còn rất yếu nhưng một số trẻ có thể ngẩng đầu khi được đặt nằm sấp. Theo đó, để tạo tiền đề cho các hoạt động như lẫy, lật, bò thì mẹ cần biết cách giúp bé phát triển cơ cổ và đầu. Việc cho bé nằm sấp sẽ khiến bé tập kiểm soát phần đầu cũng như rèn luyện cơ cổ. Tuy nhiên chỉ nên tập trong vòng vài phút và trước khi ăn để bé không cảm thấy tức bụng.

TIÊM CHỦNG

Các mẹ nên cho con tiêm mũi lao càng sớm càng tốt để con được bảo vệ sức khỏe sớm. Tầm 2-3 tuần tuổi là tiêm được, nhiều mẹ hiểu nhầm lịch chờ đủ 28 ngày mới đi là muộn nhé. 

Trẻ tiêm mũi này về vẫn bú mẹ và ngủ ngoan bình thường. Khi tiêm xong bé thường không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ thôi nên không cần quá lo lắng. Các mẹo như đắp chanh, lát khoai tây, v.v… cho giảm sưng ở vết tiêm các mẹ tuyệt đối không áp dụng nhé.

Khoá học đề xuất

Không tìm thấy bài viết nào.
Liên hệ