13 Cách giúp bạn rèn luyện khả năng quan sát của bản thân

Nội dung bài viết

Kỹ năng quan sát giúp bạn tăng năng suất trong công việc và hiệu quả giao tiếp với các mối quan hệ xung quanh. Hãy cùng Học viện Foco tìm hiểu cách rèn luyện khả năng quan sát nhé!

13 Cách giúp bạn rèn luyện khả năng quan sát của bản thân

Có 13 cách sau để bạn có thể rèn luyện khả năng quan sát của bản thân:

1. Biết nhẫn nại

Để có thể quan sát tốt, mỗi người cần rèn cho mình tính nhẫn nại. Nếu chuyện gì cũng vội vàng, thử hỏi chúng ta sẽ quan sát thế nào? Vì vậy, để tôi luyện kỹ năng quan sát, bạn hãy nhẫn nại và quên tất cả những gì mình đang nghĩ trong đầu để tập trung quan sát. Đôi khi, có rất nhiều chi tiết nhỏ nhưng đắt giá cần quan sát thật kỹ. Hãy biết chờ đợi để quan sát tốt hơn.

2. Có chủ đích

Có chủ đích

Bằng cách cởi mở, bạn đang chuẩn bị cho việc học hỏi. Tuy nhiên, bạn cũng cần học hỏi một cách có chủ ý, nghĩa là biết mục tiêu của mình trong việc quan sát. Việc kết hợp những gì bạn nhìn thấy với những gì bạn biết là một thao tác rất quan trọng khi quan sát. Vì thế, khi trang bị kiến thức cho mình về các sự vật sẽ giúp bạn quan sát tốt hơn.

3. Sử dụng đa giác quan

Quan sát không chỉ đơn thuần là sử dụng đôi mắt mà còn nhiều hơn thế. Quan sát có thể qua đôi tai, qua trái tim,… tùy thuộc vào những gì bạn muốn biết, có lẽ bạn cần sử dụng cả mũi và những ngón tay để chạm vào. Hãy quan sát toàn diện và sử dụng tất cả giác quan, điều này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề, hoặc tình huống trải nghiệm.

4. Hãy sống chậm lại

Một cách cực kỳ đơn giản nữa để rèn luyện quan sát tốt hơn chính là sống chậm lại, để ý xung quanh nhiều hơn. Cuộc sống vội vã, người sống hối hả, bỏ qua biết bao điều. Hãy loại bỏ tiếng nói trong đầu để có thể hướng sự chú ý ra bên ngoài, thử tập chính niệm để tập trung vào việc quan sát người khác và môi trường xung quanh. Không có sự tĩnh lặng, phần lớn sức mạnh của sự quan sát sẽ biết mất. Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin bởi chỉ lướt qua bề mặt của các sự vật, sự việc mà bạn quan sát.

5. Thử điều gì đó mới

Thử điều gì đó mới

Bạn có thể phát triển khả năng quan sát của mình bằng cách đi đến địa điểm nào đó mới lạ hoặc thử cái gì đó khác. Điều này tự nhiên nâng cao nhận thức và sự tập trung tâm trí của bạn. Khi thực hiện thường xuyên, kỹ năng quan sát cùng tăng hạng theo từng ngày. Một số nơi giúp mở rộng tư duy, óc quan sát như bảo tàng, phòng triển lãm tranh,…

6. Loại bỏ các yếu tố gây phiền nhiễu

Khả năng quan sát phụ thuộc vào mức độ tập trung của bạn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng phải mất 15 phút để lấy lại sự tập trung sau khi bị quấy nhiễu. Do đó, rất cần thiết để giảm các yếu tố gây phiền nhiễu hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

7. Chú ý đến các chi tiết nhỏ

Tất cả các vật thể lớn và chi tiết lớn đều dễ quan sát nhưng chú ý đến các chi tiết nhỏ sẽ khiến bạn trở thành một người quan sát tốt hơn. Bạn cần hiểu rằng các chi tiết nhỏ đều có lí do của nó và việc kết nối các chi tiết này với sự kiện hoặc con người sẽ giúp đưa ra suy luận chính xác. Hãy để ý nhiều hơn đến các chi tiết nhỏ và bạn sẽ thấy sự khác biệt trong chất lượng công việc của bạn.

8. Kiểm tra trí nhớ

Kiểm tra trí nhớ

Khả năng nhớ cũng là một yếu tố quan trọng khi quan sát. Bạn có thể kiểm tra kỹ năng ghi nhớ của mình bằng cách chọn một ngày hoặc sự kiện trong quá khứ của mình, sau đó viết ra càng nhiều, càng chi tiết càng tốt để xem bạn nhớ được bao nhiêu. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, kiểm tra trí nhớ là một cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng quan sát.

9. Suy luận bằng tư duy phản biện

Suy luận là việc liên hệ các yếu tố tạo nên hoàn cảnh một cách logic, sau đó áp dụng tư duy phản biện vào những điều bạn đang thấy được. Về cơ bản, tư duy phản biện là việc phân tích kỹ lưỡng những gì bạn quan sát và suy luận là đưa ra kết luận dựa trên các thực tế đó.

Việc học cách suy nghĩ đa chiều rất quan trọng. Vậy nên bất cứ khi nào học được thứ gì mới hay bắt gặp một thông tin gì mới, đừng chỉ học vẹt, bạn phải học cách phân tích mọi thứ một cách đa chiều. Một khi làm được điều này là bạn đang tập cho não bộ cách liên kết mọi thứ và tạo ra một mạng lưới kiến thức, đồng thời lưu trữ trong trí nhớ bạn lâu hơn.

10. Chơi trò chơi

Chơi game cũng là một cách để rèn luyện và cải thiện trí não. Những trò như giải mật mã, ô chữ, đấu súng,… sẽ kích thích trí não hoạt động nhiều hơn. Bạn cần nâng cao khả năng suy luận và phân tích, quan sát để phán đoán,… Một bộ não thông minh và lanh lợi hơn giúp bạn quan sát có chiều sâu hơn và suy ra những thông tin đòi hỏi tư duy.

Ngoài ra, bạn có thể lên mạng tìm giải các câu đố vui tìm sự khác biệt. Chẳng hạn, giữa hai bức tranh có sự khác biệt gì, bạn nhìn thấy hình gì đầu tiên hoặc có bao nhiêu khuôn mặt trong bức hình,… Lúc này, bạn cần phải quan sát nhiều hơn, sâu hơn.

11. Viết nhật ký

Nếu bạn đang thực sự cố gắng chú ý nhưng thử thách đặt ra không đem lại hiệu quả thì các nhà khoa học đã hướng dẫn một mẹo khác: Bắt đầu sử dụng các tờ ghi chú hoặc viết nhật ký trong ngày.

Chọn một nơi nào đó để ngồi, quan sát và viết chi tiết về những người hoặc điều gì đó bạn gặp. Hãy nhớ những thứ mà bạn nhìn thấy và sử dụng tất cả các giác quan của bạn.

Hãy thử lấy một cuốn sổ phác thảo để bạn có thể vẽ hình mô tả những điều bạn quan sát. Điều này đòi hỏi bạn phải quan sát môi trường xung quanh và đánh giá chúng trước khi đặt bút chì vào giấy.

12. Vẽ tranh

Vẽ tranh

Đây cũng là một cách để rèn luyện óc quan sát, kỹ năng quan sát rất hiệu quả. Hãy vẽ một vật bằng trí nhớ rồi sau đó so sánh lại xem khả năng quan sát để vẽ của mình đến đâu. Bạn có thể bắt đầu bằng những vật dụng rất đơn giản như cái đèn, lọ hoa, cái ghế,…

13. Tập thiền mỗi ngày

Thiền là sự huấn luyện tập trung cao độ, nó dạy cho bạn cách chú ý hơn đến bản thân và những gì diễn ra trong tâm trí. Nó không phải là đến một lớp thiền mà chỉ cần một vài phút ngay tại bàn làm việc của bạn.

Mục đích của thiền định chính là dạy cho bản thân cách tập trung. Một khi bạn có thể tập trung vào chính mình, bạn sẽ dễ dàng quan sát thế giới xung quanh tốt hơn.

Khoá học đề xuất

Không tìm thấy bài viết nào.
Liên hệ