Làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?

Nội dung bài viết

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân là sử dụng một hệ thống kế hoạch để quản lý tài chính của cá nhân mỗi người bao gồm việc theo dõi, đánh giá, điều chỉnh hành vi sử dụng tiền bạc. Hãy cũng Học viện Foco tìm hiểu về điều này nhé!

Làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN LÀ GÌ?

Tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân là ứng dụng nguyên tắc tài chính vào việc quản lý tiền bạc của cá nhân mình. Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm… Hoặc bạn cũng có thể hiểu tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền của bản thân sao cho hiệu quả nhất. Việc này sẽ vừa giúp bạn sống thoải mái lại tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày.

TẠI SAO PHẢI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN?

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Quản lý tài chính cá nhân là việc dựa trên một ngân sách sẵn có để lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh hoạt động tài chính nhằm đạt được những mục tiêu nhất định như cân đối thu chi, tránh lãng phí tiền bạc, tiết kiệm, phòng ngừa rủi ro, hoặc gia tăng tài sản,…

Vì vậy, việc quản lý tài chính cá nhân ảnh hưởng vô cùng lớn đến thu nhập, chi tiêu và khoản đầu tư của bạn. Một khi bạn quản lý tốt tài chính của mình thì bạn có thể chi tiêu hợp lý, hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống, từ đó bạn sẽ nhanh chóng đạt được mức tự do tài chính như mong muốn, sống một cuộc sống thảnh thơi không có áp lực về tài chính.

CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Bước 1: Xác định ngân sách

Bạn cần quản lý bằng cách liệt kê các nguồn tiền đầu vào (lương, thu nhập ngoài…) trên cơ sở định kỳ theo tháng hay khoảng thời gian linh động tùy bạn xác định.

Bước 2: Xác định cách phân bổ chi tiêu

Một trong những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là áp dụng công thức 6 cái lọ. Trong đó tùy thuộc vào mức thu nhập của mình mà bạn có thể phân thành 6 phần với các tỷ lệ và mục đích như sau:

Lọ 1: Dùng cho các nhu cầu thiết yếu – 55% mức thu nhập

Bạn sẽ sử dụng số tiền trong chiếc lọ này để chi trả cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của mình như ăn uống, đi lại, mua sắm, chi phí sinh hoạt, vui chơi giải trí,…

Lọ 2: Dùng cho việc giáo dục – 10% mức thu nhập

Việc nâng cao kiến thức, phát triển bản thân sẽ giúp bạn tạo dựng được nhiều mối quan hệ và có nhiều cơ hội để phát triển. Với lọ này, bạn có thể chi cho việc học thêm một ngôn ngữ khác hoặc rèn luyện các kỹ năng mềm để phát triển bản thân.

Lọ 3: Dùng cho việc hưởng thụ – 10% mức thu nhập

Mục đích của việc cuối cùng của việc kiếm tiền hay quản lý tài chính vẫn là giúp cho cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ hơn. Vậy nên, bạn đừng nên khắt khe, tiết kiệm quá mà quên đi việc thư giãn và giải trí cho bản thân.

Nếu bạn không tiêu hết số tiền trong quỹ này thì thật tuyệt vời, bạn có thể bỏ số tiền đó vào quỹ Tự do tài chính hoặc đầu tư cho bản thân.

Lọ 4: Dùng cho việc tự do tài chính – 10% thu nhập

Đây chính là nguồn tiền để dùng cho các dự định trong tương lai. Bạn hãy sử dụng số tiền trong quỹ này để góp vốn kinh doanh, đầu tư hay gửi tiết kiệm,… từ đó giúp bạn có thu nhập và đạt được tự do tài chính.

Lọ 5: Dùng để tiết kiệm dài hạn – 10% thu nhập

Các chi phí dài hạn như mua nhà, mua xe, đám cưới, sinh con, nghỉ hưu,… sẽ được chi trả bằng quỹ này. Bên cạnh tác dụng đó nó còn được sử dụng trong những trường hợp có rủi ro, biến cố như ốm đau bệnh tật, mất mát tài sản…

Lọ 6: Dùng để giúp đỡ người khác

Cho đi cũng là một cách để bạn có được những niềm vui nhỏ trong cuộc sống. Số tiền trong quỹ này sẽ giúp bạn giúp đỡ những người kém may mắn hơn trong cuộc sống như ủng hộ người nghèo, giúp trẻ em nghèo vượt khó,… hay gần gũi nhất chính là tổ chức sinh nhật, mua quà tặng cho người thân, bạn bè,…

Ngoài ra còn có các cách chia khác như:

Nguyên tắc 50-30-20:

  •       50% thu nhập dành cho các chi phí sinh hoạt cần thiết như nhà ở, thực phẩm, đi lại.
  •       30% chi cho các chi phí linh hoạt như giải trí, hiếu hỉ … mà bạn có thể cắt giảm, nếu cần.
  •       20% sẽ dành để trả nợ cũng như tiết kiệm cho các mục tiêu. Bạn có thể chia phần dành dụm này thành nhiều khoản ứng với từng mục tiêu để dễ theo dõi.

Phương pháp số tay Kakeibo:

Kế hoạch

  •       Bước 1: Xác định tổng thu nhập hàng tháng.
  •       Bước 2: Xác định chi phí cố định hàng tháng
  •       Bước 3: Xác định số tiền tiết kiệm mỗi tháng
  •       Bước 4: Xác định tỷ lệ cho các phần còn lại
  •       Bước 5: Lên kế hoạch cho tương lai

Bước 6: Xây dựng cam kết

Kiểm soát: Phân biệt đâu là “nhu cầu thật sự” và đâu là “mong muốn nhất thời”

Đánh giá: Đối chiếu và điều chỉnh

Nguyên tắc 70-10-10-10:

10% – Cho đi

10% – Tiết kiệm

10% – Đầu tư

70% – Tiêu dùng

Bước 3: Tính toán dự tính chi tiêu cho hiện tại

Hãy liệt kê ra các mục cần chi trong các nhóm, và tính tổng dự kiến sẽ chi trong khoảng thời gian đã định.

Bước 4: Kiểm tra sự chênh lệch giữa dự chi ở bước 3 và kế hoạch ở bước 2

So sánh giữa dự chi ở bước 3 và kế hoạch ở bước 2. Nếu dự chi lớn hơn kế hoạch, hãy xem lại các đầu mối chi, bất kỳ chi tiêu nào bạn đắn đo nên bỏ hay giữ thì chính thứ đó bạn cần cắt bỏ. Hãy cố gắng giảm chi tiêu tùy ý nếu nó không cần thiết như bạn nghĩ.

Bước 5: Giảm sự lệ thuộc vào thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng cung cấp các tiện ích, lợi thế, sự tiện dụng và các đặc quyền riêng rất hấp dẫn và điều đó vô tình đưa chúng ta vào cạm bẫy tiêu tiền. Việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng khó kiểm soát hơn nhiều so với khi sử dụng tiền mặt, phí phát sinh và nợ quá mức nếu ta không để ý sẽ khiến ta khó kiểm soát và dẫn đến đổ vỡ kế hoạch. Vậy nên khi chi tiêu hãy cố gắng sử dụng chúng ít nhất số lần và số tiền có trong thẻ bạn nhé.

Bước 6: Hãy để tiền của bạn sinh lời

Chi phí dự phòng là chi phí bạn sẽ ít khi dùng tới. Một trong những điều quan trọng nhất mà mọi người đều quên đó là ngoài việc tiết kiệm, thì các khoản dự phòng là khoản chúng ta cần làm cho nó được hoạt động và sinh lời. Bạn nên dùng chúng vào đầu tư để bù lại khoản giá trị bị giảm do chi tiêu và luôn nhớ rằng nó phải sẵn sàng được rút khi bạn cần.

Bước 7: Tuân thủ, linh hoạt và đừng vội vàng

Tuân thủ luật chơi và kỷ luật bản thân sẽ giúp bạn từng bước chinh phục kế hoạch quản lý mà bạn đã vẽ ra.

Hãy linh hoạt cho bản thân trải nghiệm và đừng vội vàng thấy kết quả. Bản thân bạn cần có thời gian để thích ứng. Nếu con số của kế hoạch khiến bạn cảm thấy khó khăn để cân bằng thì bạn nên xem lại và sửa chữa nếu cần chứ đừng bắt ép bản thân thực hiện nó trong khoảng thời gian quá ngắn. Có rất nhiều cách hay khác mà bạn có thể bạn tìm đọc được qua báo chí, bạn bè vậy nên hãy áp dụng và lựa chọn cách quản lý tài chính sao cho phù hợp với bản thân nhất có thể và thực hiện nó với một thái độ chủ động. Cố lên bạn nhé!

Khoá học đề xuất

Không tìm thấy bài viết nào.
Liên hệ