Cách rèn luyện kỹ năng Đàm phán và Thuyết phục hiệu quả

Nội dung bài viết

Đàm phán, thuyết phục là hai kỹ năng mềm vô cùng quan trọng giúp cho công việc của bạn thuận lợi và thành công. Hãy cùng Học viện Foco tìm hiểu cách để rèn luyện những kỹ năng này nhé!

Cách rèn luyện kỹ năng Đàm phán và Thuyết phục hiệu quả

Hãy thử tưởng tượng rằng bạn có cơ hội để thuyết phục ai đó làm theo điều bạn muốn. Bạn sẽ làm gì? Có vẽ ra kế hoạch không? Vẽ ra một chu trình hay theo kiểu tùy cơ ứng biến? Bạn nghĩ hiệu quả của bạn là bao nhiêu %?

 Một số chuyên gia đã nghiên cứu ra các phương pháp khá hiệu quả. Dưới đây là một vài lưu ý được tổng hợp lại để giúp bạn nâng cao kỹ năng đàm phán thuyết phục hiệu quả:

KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN

Kỹ năng đàm phán

1. Đừng thương lượng quá nhiều

Đừng thương lượng quá nhiều với đối phương là điều đầu tiên cần ghi nhớ và cũng là một trong các bí quyết cực kỳ hiệu quả trong kỹ năng đàm phán.

 2. Đừng hạ thấp bất cứ điều gì để vừa lòng người khác

Hãy đưa ra điều mà bạn mong muốn. Ví dụ trong kinh doanh: Khi bạn là bên bán, bạn không nên tự giảm giá món hàng của mình để chiều lòng khách hàng. Tương tự như vậy, khi mua hàng, bạn cứ nói ra con số mà mình có thể chi trả. Bạn không nên nghĩ đến việc thay đổi, đừng trả giá với chính mình. Hãy mua với giá tiền hợp lý nhất để tránh bị giảm giá trị sản phẩm.

3. Đừng vội chấp nhận với lời đề nghị đầu tiên

Bởi vì sao?

Nếu như bạn đang đàm phán với những người làm việc theo cảm tính thì có thể họ đang nói thẳng ra điều mong muốn và việc này chỉ có lợi đối với họ.

Còn nếu như bạn đang đàm phán với một người chuyên nghiệp thì bạn sẽ rất dễ bị sa vào lỗi thứ 2 vừa nêu ở trên.

Nói chung, bạn sẽ luôn có sự lựa chọn tốt hơn ở lần thứ 2. Chắc chắn bạn sẽ đạt được một điều gì đó mang lại nhiều lợi ích cho bản thân hoặc công ty hơn là lời đề nghị đầu.

4. Không đưa ra lời đề nghị trước

Lời khuyên này rất hữu ích, bạn đừng nên là người mở lời đầu tiên trong việc đàm phán. Việc bạn cần làm là chờ đối tác nói ra lời đề nghị đầu tiên nhưng không nên vội vàng chấp nhận yêu cầu mà phải bàn bạc để đi đến kết quả tốt hơn so với lúc đầu.

5. Biết cách lắng nghe

Việc nói ít đi và lắng nghe nhiều hơn bao giờ cũng giúp ích cho bạn một cuộc giao tiếp. Trong một cuộc đàm phán, phần trăm bị mắc lỗi sẽ ít lại nếu như bạn cố gắng lắng nghe nhiều hơn và học cách tiếp thu ý kiến người khác thay vì nói quá nhiều.

6. Không để bản thân hối hận

Sau kết thúc cuộc thương lượng, câu hỏi mà mỗi người thường tự đặt ra cho mình là: “Nếu mình áp dụng cách làm khác thì kết quả có tốt hơn?”. Vì vậy, bạn nên trả lời 3 câu hỏi dưới đây trước khi đưa ra một quyết định nào đó.

Câu hỏi 1: Nếu mình chịu nhượng bộ cho bên kia một khoản nào đó thì mình sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Câu hỏi 2: Đối với đối phương thì khoản nhượng bộ có giá trị ra sao?

Câu hỏi 3: Nếu như mình biết được cái giá phải trả khi cho đối phương hưởng lợi thì mình sẽ muốn đổi lại bằng thứ gì? Trong những trường hợp như thế này, đa số mọi người đều yêu cầu những thứ bằng với giá trị mà bên kia được hưởng.

7. Không vội vàng

Những cuộc thương lượng kết thúc nhanh chóng thường sẽ không có kết quả tốt đẹp. Mỗi cuộc đàm phán sẽ có thời gian và tốc độ nhất định. Nếu người đối diện bỗng dưng có ý định rút ngắn cuộc nói chuyện thì chắc chắn họ đã nhận thấy được điều gì đó có lợi cho họ và bạn cần xem xét để tránh bị thiệt thòi.

 

KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC

Kỹ năng thuyết phục

1. Chiếm niềm tin của người khác

Người ta thường có ý nghĩ và tư tưởng chống đối lại khi nhận thấy ai đó đang cố làm thay đổi suy nghĩ của họ. Do vậy trước khi bạn muốn thuyết phục người khác thì bạn cần phải chiếm được niềm tin của họ. Hãy cho họ thấy rằng tại sao họ nên lắng nghe bạn và làm theo điều bạn nói. Hãy chứng mình rằng những điều bạn nói là đúng.

2. Nhìn người khác từ quan điểm của chính họ

Bạn sẽ thành công nếu bạn có thể nâng cao vị thế của bạn trong khi bên kia vẫn có thể duy trì “cái tôi” và niềm tin họ là người quan trọng nhất. “Tài ứng xử là khả năng nhìn thấy những người khác khi họ nhìn thấy mình ” – Abraham Lincoln. Ví dụ, nếu các bên khác xem chính họ là “Nhà đàm phán khó thuyết phục”, hãy  tìm cách để trong suốt quá trình đàm phán nhấn mạnh “độ khó thuyết phục” của họ – trực tiếp hoặc, (tốt hơn) là gián tiếp – đặc biệt là khi bạn đang có lợi thế trong việc nâng cao vị trí của bạn trên bàn đàm phán.

3. Tìm ra những điểm tương đồng

Hãy đặt mình vào vị trí người cần thuyết phục để đưa ra những ý kiến, lợi ý có sức ảnh hưởng và tác động đến họ.

4. Cách đặt vấn đề logic

Những lời nói có sức thuyết phục thì thường có cấu trúc rõ ràng. Khi chứng minh cho mọi người thấy là cần phải nghe theo điều bạn đang thuyết phục, bạn cần chú trọng vào lời phát biểu sau cùng để khiến khán giả ghi nhớ một cách tốt nhất. Ngoài ra, sự lặp đi lặp lại một vấn đề sẽ thiết lập nên một ấn tượng và ấn tượng đó sẽ rất “ám ảnh” trong trí nhớ của mọi người.

5. Đưa ra vấn đề một cách khác quan

Hãy nói về cả mặt tốt và không tốt trong ý kiến của bạn, bởi điều này sẽ khiến cho ý kiến của bạn trở nên công bằng, khách quan hơn. Hãy nhấn mạnh những mặt không tốt của vấn đề và so sánh chúng với những mặt tốt và giải thích những mặt tốt sẽ đem đến những lợi ích như thế nào. Lưu ý rằng bạn cần trung thực về những mặt tốt mà bạn đưa ra.

6. Nhấn mạnh về lợi ích của họ

Bạn sẽ dễ dàng chinh phục mọi người hơn nếu như bạn chỉ cho họ thấy rằng họ sẽ được gì nếu làm theo bạn. Để làm được những điều này, bạn phải hiểu khán giả của bạn cần gì, muốn gì và nếu làm theo bạn thì họ sẽ có được điều đó.

7. Nuôi dưỡng cái tôi

Khen ngợi những việc làm đúng của mọi người là kỹ năng sống cần thiết. Hãy chỉ ra những điều mà khán giả của bạn tự hào về bản thân như là sự thông minh hay những sở thích của họ chẳng hạn. Khi bạn khen ngợi ai đó, chứng tỏ rằng bạn nhận ra được những phẩm chất tốt của họ. Họ sẽ cảm thấy phấn khích và mở lòng hơn với những lời bạn nói.

8. Kích thích vào uy tín cá nhân

Trong khi thuyết phục người khác hãy trích dẫn ý kiến của những chuyên gia, người nổi tiếng nào đấy phù hợp với vấn đề bạn nêu ra. Những ý kiến ấy sẽ nâng tầm vấn đề của bạn hơn.

9. Liên hệ thực tế

Người ta thường bảo trăm nghe không bằng một thấy. Bạn phải chỉ ra rằng những gì bạn đưa ra đã được rất nhiều người đã thực hiện trong thực tế. Sử dụng đến thực tiễn sẽ làm ý kiến của bạn dễ dàng thành công hơn ở bất cứ đâu. Nếu những gì họ đang làm không được thành công, hãy chỉ cho họ thấy rằng nguyên nhân tại sao và thuyết phục họ nghe theo bạn.

10. Lựa chọn thời điểm phù hợp

Hãy tìm hiểu những trạng thái tâm lý chung của họ hiện tại để tìm ra được thời điểm thuyết phục hiệu quả nhất. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và chọn lựa thời điểm mà bạn cảm thấy tự tin, cũng như đối tượng của bạn đang không gặp những chuyện buồn hay stress,…

11. Tạo cảm giác khan hiếm cho người nghe

Một quy luật thực tế rằng cái gì càng hiếm thì giá trị càng cao. Hãy làm cho chính bạn và những ý kiến của bạn trở thành hiếm hoi, mọi người sẽ lắng nghe nhiều hơn. Bạn có thể làm điều này nếu chứng minh rằng bạn nắm giữ những thông tin độc quyền hoặc đề nghị mọi người hãy chỉ ra “đối thủ” của vấn đề mà bạn vừa nêu.

Khoá học đề xuất

Không tìm thấy bài viết nào.
Liên hệ